Dám dấn thân, không sợ hãi, chấp nhận sự khác biệt
Sẽ ra sao nếu tôi không sợ hãi?
December 31, 2021
yêu bản thân đúng cách
Yêu bản thân đúng cách
March 18, 2022

Óc Quan Sát – Kỹ năng quan trọng của người thành công

kỹ năng quan sát, óc quan sát

kỹ năng quan sát, óc quan sát

 
Mình đã đi dạy cả chục năm nhưng nay mình lại đi học thuyết trình quý zị ạ. Nhiệm vụ 20 là chỉ là một bài học nhưng lại chứa đựng rất nhiều bài học khác từ học viện Westpoint, nơi đào tạo quân sự cho Mỹ nhưng lại đào tạo ra những CEO hàng đầu trên thế giới. Mình đã chọn bài học mình tâm đắc nhất, đó là về óc quan sát, bài học đầu tiên mà học viện West Point đào tạo cho những học viên tài ba của họ. Đầu tiên là họ nhốt từng tốp sinh viên vào trong phòng, sau đó 2 giờ sau thì thả ra, yêu cầu trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu bóng đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào mấy h mấy phút, lúc ra mấy h mấy phút, người ngồi bên trái bạn có đeo đồng hồ không, người bên phải tên gì….Trả lời không được là tự động cuốn gói về nhà.

Tại sao họ lại chọn quan sát là bài học đầu tiên? Bởi đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của những nhà lãnh đạo xuất sắc. Quan sát không phải là nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.

Bài học này làm mình nhớ đến một người thầy, thầy là hiệu trưởng trường cấp 2 của tụi mình hồi đó. Là hiệu trưởng mà thầy nắm được tình hình của tất cả các học trò, từ việc bạn ấy con ai, có anh chị em là ai, có đặc điểm thế nào, học hành ra sao, siêng hay lười, giỏi hay dốt thầy đều biết. Đến nỗi tới tận bây giờ khi nhắc tên từng đứa, thầy còn kể ra cho tụi mình biết được tường tận, trong khi tụi mình học chung lớp mà còn chẳng nhớ nhau. Mỗi lần bọn mình hỏi sao thầy nhớ giỏi thế, thầy lại trả lời thầy có cuốn sổ bí mật. Mình thật sự ngưỡng mộ thầy, một người thầy tận tâm và là tấm gương cho mình học theo.

Và mình quả thật có cơ hội được học theo thầy. Bởi hay quên, mình ít khi nhớ được tên người khác, và cũng ít khi nhớ người đó có đặc điểm như thế nào. Nhưng khi làm giáo viên, mình bắt buộc phải học cách để nhớ tên cũng như đặc điểm của học trò để từ đó có hướng giảng dạy và giao tiếp phù hợp. Kể từ đó, mình bắt đầu học cách quan sát, vào buổi học đầu tiên, bao giờ mình cũng dành ra một buổi để nói chuyện với học trò, hỏi về lý do tại sao lại chọn ngành này, hỏi về ước mơ, mục tiêu nghề nghiệp của các em sau khi ra trường, hỏi về hoàn cảnh hiện tại, tính cách của từng em. Trong quá trình học, lại hỏi các thành viên trong lớp về tính tình của bạn, về những khó khăn bạn gặp phải, bạn có đi làm thêm không? bạn hay chơi với ai…Mỗi ngày, mình đều phải quan sát xem thái độ học tập của em thế nào? Khả năng học tập của em tới đâu, em có tư duy tốt hay không, em có siêng làm bài tập, siêng đi học hay không? mỗi lần thu thập được gì, mình đều GHI LẠI VÀO SỔ để có cơ sở dữ liệu đối chiếu sự tiến bộ của các em và có hướng giảng dạy thích hợp. Những em giỏi, mình sẽ giao thêm bài để khuyến khích các em tìm hiểu đồng thời giao cả việc kèm cặp các em yếu hơn trong lớp. Cứ như vậy, khi nào quên, mình lại lôi sổ ra để coi. Vậy nên, có thời điểm dù dạy hàng trăm sinh viên một lúc, mình vẫn nắm được tình hình của từng em để có cách giao tiếp phù hợp.

Vậy đó, dù mình không phải là người sâu sắc thậm chí là hời hợt, không giỏi nhớ các sự kiện thậm chí là não cá vàng nói trước quên sau, nhưng vào những lúc cần thiết, mình đều phải tỉ mỉ quan sát từng chút một và có cách ghi nhớ của riêng mình.

Hình minh họa là một trang trong cuốn sổ bí mật của mình. Nếu bạn có não cá vàng giống mình, hãy thử phương pháp CUỐN SỔ BÍ MẬT này xem nhé.
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *